Mô tả
Tác giả bằng một lối dẫn ý chặt chẽ, mạch lạc đã chứng minh cho ta thấy tại sao nhiều khái niệm nguyên thủy về nguyên nhân, bản chất về linh hồn, tinh thần… đều xuất phát từ hệ thống tôn giáo lớn và các nguyên lý của tổ chức xã hội. Qua đó, cuốn sách trở thành tài liệu quý giá cho sử học và triết học về tôn giáo.
Cách nhìn đúng về bùa chú: Bùa chú không có tính tôn giáo, bùa chú thể hiện sức sáng tạo của con người trong lúc tâm linh vô thức thăng hoa, nó là loại khí công thượng thừa dùng để chữa trị thân bệnh và tâm bệnh, bùa chú có tính khoa học tâm linh rất sâu sắc nên bản thân bùa chú không phải là những điều mê tín, mà chỉ có những người không muốn hiểu biết về nó đã khoác lên bùa chú chiếc áo đầy sắc màu mê tín.
Tác giả còn là một quan cai trị ở thuộc địa, nên từ cuốn sách cho ta rút ra về phương pháp cai trị thuộc địa của người Pháp. Thực ra, về mặt pháp luật của nước Pháp, trách nhiệm thuộc phạm vi cá nhân, còn luật An Nam coi trách nhiệm thuộc về tập thể gia đình, láng giềng…
Đọc xong cuốn sách ta cảm thấy hơn bao giờ hết sự ngạo mạn trong các học thuyết mà người Pháp cho rằng các dân tộc bản xứ ở các vùng bị họ chiếm đóng sẽ được đồng hóa thành những người như là Pháp Bản Địa.
Cuốn sách của Giran có thể mang đến những điều thú vị đúng đắn hơn cho những ai quan tâm tới chính quyền hay nền hành chánh tại các vùng lành thổ hải ngoại thuộc pháp thời bấy giờ.
Một cuốn sách thật hấp dẫn, mời bạn đón đọc!
Đánh giá
There are no reviews yet