Mô tả
Lục Nhâm – Nguyễn Ngọc Phi (Trọn Bộ 7 Tập)
Lục Nhâm là một môn học thuật cổ đại, thuộc phần ứng dụng của Kinh Dịch, được vô số các bậc tiên hiền thành lập, tích lũy và hoàn thiện.
Căn bản của nó hình thành trên cơ sở dịch lý, thiên văn lịch pháp, địa lý, hệ thống Can Chi và các lý luận âm dương ngũ hành.
Cái hay của Lục nhâm là chi tiết và các ứng dụng sâu rộng, chính xác vào trong vô số các trường hợp và lĩnh vực: đời thường, kinh doanh, quân sự và tu luyện thân tâm.
Lục Nhâm là gì?
Chữ Nhâm/壬: có nghĩa là Can Nhâm trong 10 Thiên Can, nhưng cũng có nghĩa là “Hoài Thai”, “Gánh vác, đảm nhiệm”.
Lục Nhâm (六壬) tức là 6 chỗ hoài thai sự việc, 6 yếu tố hiện diện trong một quẻ, sáu chỗ ấy hàm chứa mọi thông tin về Thiên thời, Địa lợi, và Nhân hòa.
Sáu chỗ đảm nhiệm/hoài thai sự việc đó là: 1. Năm, 2. Tháng, 3. Ngày, 4. Giờ, 5. Mệnh, 6. Niên.
Tiên Hiền từ cổ đại đã dùng hệ thống Can Chi để lập thành hệ thống số đếm, lịch pháp (yếu tố thời gian, đánh dấu phương vị (yếu tố không gian).
Đồng thời hệ thống Can Chi còn mang tải các thông tin về bản mệnh/sự sống và thời điểm của một sự vật hay sự việc trong quá trình biến dịch (quá trình thành thịnh suy hủy).
Khi nhìn vào một bàn Lục Nhâm, người ta có khả năng suy tính ba (03) yếu tố căn bản: Không Gian, Thời Gian, Sự Vật/Sự Việc.
Lục Nhâm có công dụng gì?
Mục đích của Lục nhâm là gồm các yếu tố: Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa vào trong một bàn tính – để có cái nhìn bao quát về sự vận chuyển của hai khí Âm Dương trong Vũ Trụ – do đó mà dự đoán trước khuynh hướng cát hay hung, sự việc/sự vật gì sẽ có khả năng (possibilities) xảy ra trong một thời điểm nào đó.
Nhờ vào việc nắm được các yếu tố Thiên Thời, Địa Lợi, và Nhân hòa cùng các khuynh hướng biến dịch của vạn vật, người sử dụng Lục Nhâm có thể nắm bắt được cái gọi là “Thời Cơ” – do đó mà có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, đón lành tránh dữ. Trên thì thuận với lòng trời, dưới nắm được địa lợi, mà ở giữa thì hành xử sao cho hợp với “Nhân Hòa”.
Thực vậy: kẻ làm tướng thì trên phải biết Thiên thời, dưới phải nắm vững Địa hình/Phương vị, giữa thì phải nắm được sự biến chuyển của Sự việc, Sự vật – nhờ đó mà ra được các quyết định đúng đắn trong việc điều binh khiển tướng, hành binh đánh trận.
Đối với đại đa số con người, thì việc nắm bắt được thời cơ là yếu tố quyết định thành bại, được mất; nắm được Lục Nhâm là nắm được “Dịch Lý” – nhờ đó mà biết nên tiến hay nên thoái, nên nắm nay nên buông. Nắm được thời cơ tức là có khả năng ra quyết định đúng đắn, do đó có khả năng đón lành tránh dữ.
Bộ Lục Nhâm gồm những quyển sau:
Quyển 1: Nhập môn (105 trang): Bao gồm những khái niệm cơ bản, các điều kiện cần thiết để cấu tạo nên một quẻ, cách lập quẻ, để dẫn giải trước mọi cách tính toán và lời đoán khi học đến các tập sau.
Quyển 2: Trương Quái Tập (24 trang): Chỉ dẫn cách lập quẻ, khi muốn biết vận mệnh tốt hay xấu, hay muốn hiểu sự thành bại trong mỗi công việc của mình hay của bất cứ người nào thì chỉ cần lập thành một quẻ.
Quyển 3: Khóa Kinh Tập (223 trang): Bao gồm 65 khóa từ Nguyên thủ khóa đến Vật loại khóa.
Quyển 4: Tất Pháp Tập (160 trang): Bao gồm các phép chiêm đoán trong Nhâm độn. Nếu Khóa kinh tập như thân cây to lớn, luận tả bao quát cái chính thể thì Tất pháp tập gồm nhiều chi tiết khắp nơi như những cành lá hoa trái. Trong Tất pháp tập có 100 câu, mỗi câu phân ra nhiều cách, mỗi cách lại đi vào vấn đề nhất định. Trước dõi theo Khóa kinh, sau truy tầm Tất pháp, cũng như trước xem là gốc cây gì, rồi sau mới hái trái.
Quyển 5: Sưu Tạp Tập (73 trang): Khi chúng ta quan tâm đến những cảnh báo của số phận thì thấy rằng, cuộc sống này thật vĩ đại biết bao.
Quyển 6: Đoán Pháp Tập (52 trang): Chỉ dần phép đoán thành bại hay tốt xấu cho cùng sự việc bằng nhiều cách tổng hợp lại. Lấy sinh khắc nơi Tứ khóa và Tam truyền, xem xét Thần tướng ở thiên bàn và địa bàn, tính ngũ khí theo mỗi mùa… mà đoán sự may rủi của đời người, cho muôn loài vạn vật.
Quyển 7: Binh Chiến Tập (132 trang): Trong sở trường của môn Nhâm phải kể đến “Chiêm Binh (Binh chiến tập)”. Thời cận đại tuy chiến thuật có thay đổi nhưng Thiên chẳng biến, Đạo chẳng đổi. Thiên Đạo vẫn như vậy thì thuyết xưa không hẳn là vô dụng ở thời đại ngày nay. Phép chiêm binh không chỉ dùng trong hành quân mà cũng được áp dụng vào đời nơi xã hội thông thường một cách đầy ứng nghiệm.
Đánh giá
There are no reviews yet