Mô tả
Tố Nữ Kinh – Hoàng Đông Bích
Trong văn hóa Á Đông, đặc biệt là Việt Nam, khi nhắc đến tình dục thường có cách nhìn khá khắt khe và thường tránh né vấn đề tế nhị này. Tuy nhiên, dưới góc nhìn khoa học thì tình dục cũng là một bộ môn nghiên cứu sinh lý nghiêm túc. Vì đây chính là quá trình thiết yếu giúp loài người duy trì nòi giống. Nó cũng như bao quá trình khác trong hệ sinh lý người, nếu sinh hoạt không lành mạnh sẽ mang đến những hậu quả khôn lường, ngược lại, sẽ giúp cho cơ thể đạt sự cân bằng, ổn định. Các cụ xưa sẽ nhíu mày mà cho rằng cứ “vẽ đường cho hưu chạy”, nhưng cũng nên cho ” hươu” biết đường đúng mà chạy còn hơn để chúng loạn cả lên.Bạn đang xem: Tố nữ kinh toàn tập với hình ảnh minh họa, 8 tuyệt kỹ phòng the cùng tố nữ kinh
Tính dục được loài người nghiên cứu, viết ra, đã từng lưu hành ở khắp nơi, qua mọi thời đại như Kama-Sutra (Ấn Độ), Nhục Bồ Đoàn, Đạo Ma Mật Truyền, Ngọc Phòng Bí Kiếp (Trung Hoa),….Xưa, Tố Nữ Bí Truyền được coi là pho sách phải cấm, dành riêng cho tầng lớp thượng lưu, trưởng giả phong kiến của Trung Hoa.
Nhiều người khắt khe cho rằng Tố Nữ Kinh là tập sách trăng hoa dâm dật, hướng dẫn con người đi đến hành động bất chính. Thật là một điều lầm lẫn đáng tiếc, họ có biết đâu rằng chính vì sự thiếu hiểu biết về nghệ thuật ái ân mà bao nhiêu gia đình phải tan vỡ. Tố Nữ Kinh không phải là một pho kinh ” bướm lả ong lơi” mà chính là một hướng đi, một lẽ sống, là kim chỉ nam, là vị lương y lỗi lạc, một nhà cố vấn tuyệt vời đời sống lứa đôi đến răng long đầu bạc .
Nguồn gốc Tố Nữ kinh:
Tương truyền, Tố Nữ kinh là một tác phẩm kinh điển của Trung Quốc do nàng Tố Nữ viết. Nàng là một con người rành rẽ nghệ thuật yêu đương và là cố vấn cho Hoàng Đế về chuyện phòng the.Hoàng Đế là một trong ba vị vua thời thái cổ : Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế. Hoàng Đế vốn người thuộc lưu vực sông Hoàng Hà, là người lãnh đạo của mấy bộ lạc lớn tại đây. Theo sử, ông sống vào khoảng 2.550 trước Công nguyên, thông tuệ, đã phát kiến ra kim chỉ nam, đã quan sát được sự vận hành của Thái dương hệ.
Trên mặt đất thì ông quan sát về những dấu vết để lại do cầm thú chim muông từ đó xác định phái đực cái của từng con. Về nhân văn, ông thiết lập ra hệ thống chữ viết của người Trung Quốc thời đó. Nhờ sự phát minh này, người Trung Hoa mới bắt đầu ghi lại các chuyện xảy ra chung quanh mình lưu truyền lại cho đời sau. Về y khoa, Hoàng Đế và sáu vị y sĩ trong nhóm Chi-Bách hoàn thành một bộ Bách Khoa y học có tên là “Y học trọng điển” mà “Hoàng Đế nội kinh” là một quyển ở trong bộ đó.
Đánh giá
There are no reviews yet