Mô tả
Vi Diệu Pháp Toát Yếu
Đức Phật đã để lại Tam Tạng kinh điển quý báu với tạng Luật bao gồm những điều học giới như là những phương pháp phòng bệnh giúp cho nhân loại ngăn ngừa phát sinh phiền não gây khổ thân, tâm. Trong khi đó, tạng Kinh là tập hợp những giáo huấn của Đức Thế Tôn để tâm tính con người được hoàn thiện dần ví như những bài thuốc để trị từng loại bệnh phù hợp với căn tánh của mỗi một chúng sinh. Tạng thứ ba là tạng Vi Diệu Pháp mô tả chính xác sự tương quan nhân quả chi phối danh sắc, đề cập chi tiết đến các pháp Chân đế là Tâm, Tâm Sở, Sắc pháp vốn là những pháp vô thường, sanh diệt liên tục, khổ và vô ngã; để từ đó, người tu tập quán chiếu bằng Tuệ Minh sát (Vipassanä), phát sinh trí tuệ đoạn tận mọi phiền não và chứng ngộ Niết Bàn. Đây là tạng cốt lõi, là tinh hoa của Phật giáo được khởi sinh từ trí tuệ siêu việt của Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Do vậy, Vi Diệu Pháp là pháp cao siêu và khó có thể tiếp thu thấu đáo nếu người học chưa đủ đức tin, trí tuệ cũng như những thiện duyên đã được gieo trồng từ nhiều kiếp quá khứ. Tuy nhiên, ngày nay những nhân tố này càng trở nên mai một theo thời gian do tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật quá nhanh mà đời sống tâm linh của nhân loại lại suy thoái không ngừng nghỉ, dẫn đến tình trạng coi trọng vật chất và tiện nghi hơn đời sống tinh thần làm cho ác pháp ngày càng tăng trưởng mà biểu hiện là thiên tai khốc liệt và dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Chính vì vậy mà tạng Vi Diệu Pháp là tạng bị tiêu hoại trước nhất, rồi sau đó mới đến tạng Kinh và cuối cùng là tạng Luật. Cho nên, chúng ta không còn nhiều thời gian để học hỏi những gì tinh yếu và cốt tủy mà Đức Đạo Sư đã trao truyền lại.
Vi Diệu Pháp Toát Yếu VI – SAMUCCAYA – Tương Hợp
“…72 loại pháp với thực tính tự thân gọi là Pháp căn bản đã được nói đến.
Giờ đây, sẽ trình bày phần Tương Hợp, là sự kết hợp của các loại pháp
ấy tùy khả năng kết hợp vào nhau được.”
Vi Diệu Pháp toát yếu VII – Vīthimutta – Thoát lộ trình – Phần 2
Chương Thoát lộ trình (Vīthimutta) đề cập đến danh pháp và sắc pháp bên ngoài lộ trình, không liên quan đến lộ trình tâm pháp và lộ trình sắc pháp, trong đó Đức trưởng lão Anuruddha trình bày về bốn vấn đề căn bản, đó là:
Bhūmicatukka – Bốn cảnh giới,
Paṭisandhicatukka – Bốn tục sinh,
Kammacatukka – Bốn loại nghiệp,
Maraṇacatukka – Bốn sự chết.
Đánh giá
There are no reviews yet